lenguyentst.com.vn

Ocean Freight (O/F) là gì? Tổng hợp các loại phụ phí phổ biến hiện nay

Ocean Freight là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong hoạt động vận tải hàng hóa qua đường biển. Bởi, hầu hết các lô hàng khi xuất nhập khẩu đều phải chi trả khoản phụ phí này. Vậy Ocean Freight là gì? Ai là người nộp? Bài viết dưới đây của Lê Nguyễn Logistics sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.

1. Ocean Freight (O/F) là gì?

Ocean Freight (O/F) hay Ocean Freight Surcharges là thuật ngữ được sử dụng để chỉ phụ phí cước biển. Theo đó, đây là các khoản phí được tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu hoặc của công hội.

Sở dĩ hãng tàu thu thêm khoản phụ phí này vì họ dùng nó để bù đắp các khoản chi phí phát sinh cho hãng tàu. Ngoài ra, O/F còn được thu với mục đích bù đắp cho việc doanh thu của hãng tàu giảm đi do những nguyên nhân khách quan như biến động giá nhiên liệu, bùng phát chiến tranh,…

Trong hoạt động vận tải đường biển, O/F không cố định và có thể thay đổi tùy vào chính sách của hãng tàu. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi về phụ phí cước biển, hãng tàu sẽ thông báo về phụ phí mới cho người gửi hàng trong thời gian sớm nhất trước khi áp dụng công khai. Do đó, chủ hàng cần nắm được thông tin về phụ phí O/F để đảm bảo việc tính toán tổng chi phí luôn chính xác.

Ngoài khoản phụ phí cước biển, khi vận chuyển hàng hóa, chủ hàng cũng cần nắm được thông tin về các khoản phụ phí khác mà hãng tàu đang áp dụng trên tuyến vận tải mà lô hàng đi qua. Việc nắm được đầy đủ các loại phí, phụ phí sẽ giúp bạn xác định được chi phí thực tế phải trả để vận chuyển một lô hàng là như thế nào.

OCEAN FREIGHT (O/F) LÀ GÌ? TỔNG HỢP CÁC LOẠI PHỤ PHÍ PHỔ BIẾN HIỆN NAY

2. Người trả Ocean Freight khi vận chuyển là ai?

Với những người lần đầu tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường biển, họ thường băn khoăn không biết người trả cước vận tải biển là ai? Một số người cho rằng người bán (người gửi) sẽ trả. Nhưng nhiều người khác lại khẳng định người mua (người nhận) mới là người phải trả khoản phụ phí này. Vậy thực tế thì sao?

Thực tế, không có quy định cụ thể người bán hay người mua phải trả phụ phí cước biển. Bởi, dựa vào điều kiện giao hàng mà hai bên thống nhất khi mua bán mà hãng tàu sẽ thu phụ phí O/F với bên được quy định trong hợp đồng.

Theo đó, nếu điều kiện giao hàng là FCA, FAS, FOB, EXW thì người mua sẽ là người chi trả phụ phí O/F. Ngược lại, nếu điều kiện giao hàng là CIP, CPT, CFR, DDP, CIF, DAT, DAP và một số điều kiện khác thì người bán lại là người chi trả phụ phí O/F.

Vì vậy, để biết ai là người phải chi trả Ocean Freight, bạn cần thỏa thuận rõ ràng với đối tác của mình trước khi hoàn tất quá trình mua bán.

3. Các loại phụ phí đường biển phổ biến hiện nay

Trong hoạt động vận tải đường biển, ngoài phụ phí O/F, người gửi hoặc người nhận có thể phải chi trả thêm nhiều khoản phụ phí khác. Cụ thể gồm có:

Phụ phí biến động giá nhiên liệu – BAF (Bunker Adjustment Factor)

Đây là khoản phụ nằm ngoài cước biển được hãng tàu thu từ chủ hàng với mục đích bù đắp những chi phí phát sinh do giá nhiên liệu bị biến động. Theo đó, nếu quá trình vận chuyển có sự thay đổi về giá nhiên liệu, hãng tàu có thể sẽ thu thêm khoản phí này từ chủ hàng. Tuy nhiên khi thu họ sẽ thông báo chi tiết cho chủ hàng biết.

Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ – CAF (Currency Adjustment Factor)

Đây cũng là khoản phụ phí nằm ngoài cước biển được hãng tàu thu từ chủ hàng. Theo đó, hãng tàu thu khoản phụ phí này với mục đích bù đắp cho chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ.

Phụ phí mất cân đối vỏ container – CIC (Container Imbalance Charge)

CIC là phụ phí thường được thu trên những tuyến vận tải có sự mất cân đối vỏ container. Cụ thể, khoản phụ phí này được hãng tàu thu của chủ hàng nhằm mục đích bù đắp chi phí phát sinh do việc chuyển lượng lớn container rỗng từ nơi thừa container đến nơi thiếu container.

Phụ phí thay đổi nơi đến – COD (Change of Destination)

Trong trường hợp, chủ hàng có nhu cầu thay đổi nơi đến của lô hàng thì họ sẽ phải chi trả thêm khoản phụ phí COD cho hãng tàu. Theo đó, hãng tàu thu phụ phí COD với mục đích bù đắp cho chi phí phát sinh do chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích. Ví dụ như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…

Phụ phí giao hàng tại cảng đến – DDC (Destination Delivery Charge)

Một số người làm tưởng rằng DDC là khoản phụ phí được thu khi giao hàng đến cảng đích. Tuy nhiên, phụ phí này không liên quan đến hoạt động giao hàng cho người nhận. Thực tế, DDC được hãng tàu thu để bù đắp cho chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container vào trong cảng và phí ra vào cổng cảng. Do đó, người gửi hàng không phải trả phí này mà người nhận sẽ chi trả, do đây là phụ phí phát sinh tại cảng đích.

Phụ phí qua kênh đào Panama – PCS (Panama Canal Surcharge)

Với những lô hàng phải vận chuyển qua kênh đào Panama thì hãng tàu sẽ thu thêm phụ phí PCS. Đây là phụ phí chỉ áp dụng với lô hàng vận tải qua kênh đào nên những lô hàng không đi qua kênh Panama thì không phải nộp phụ phí này.

Phụ phí kẹt cảng/tắc nghẽn – PCS (Port Congestion Surcharge)

Đây là phụ phí được thu khi cảng xếp hoặc cảng dỡ hàng gặp phải tình trạng ùn tắc làm tàu chở hàng bị chậm trễ. Khi tàu rời cảng muộn hơn dự kiến có thể phát sinh thêm các chi phí liên quan cho hãng tàu nên họ sẽ thu thêm phụ phí PCS.

Phụ phí mùa cao điểm – PSS (Peak Season Surcharge)

Trong thời gian cao điểm của hoạt động vận chuyển, cụ thể là từ tháng 8 – tháng 12, hãng tàu sẽ thu thêm phụ phí PSS. Bởi vì, nhu cầu vận chuyển hàng hóa của mọi người để chuẩn bị cho mùa Giáng sinh hay Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và Châu Âu tăng mạnh nên hãng tàu phải tăng cường vận chuyển nhằm đáp ứng cho hoạt động này.

Phụ phí qua kênh đào Suez – SCS (Suez Canal Surcharge)

Tương tự như khoản phụ phí qua kênh đào Panama, với những lô hàng phải vận chuyển qua kênh đào Suez sẽ phải trả thêm phụ phí SCS.

Phụ phí xếp dỡ tại cảng – THC (Terminal Handling Charge)

Đây là khoản phụ phí xếp dỡ tại cảng được thu trên mỗi container nhằm bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng. Ví dụ như: phí cho hoạt động xếp dỡ, phí cho việc tập kết container từ bãi container ra cầu tàu,…

Cảng sẽ tiến hành thu phí THC từ hãng tàu và các khoản phí khác, sau đó hãng tàu sẽ thu lại phụ phí từ chủ hàng. Chủ hàng ở đây có thể là người gửi hoặc người nhận.

Phụ phí chiến tranh – WRS (War Risk Surcharge)

Phụ phí WRS được hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp cho các chi phí phát sinh do các nguyên nhân như chiến tranh,…

Ngoài ra, trong hoạt động vận tải hàng hóa qua đường biển còn nhiều khoản phụ phí khác. Bạn có thể tìm hiểu thông qua đơn vị vận chuyển lựa chọn để được tư vấn cụ thể.

Như vậy, bài viết của Thông Tiến Logistics đã tổng hợp cho bạn thông tin đầy đủ và chi tiết về Ocean Freight (O/F). Hy vọng, với chia sẻ này bạn đã “bỏ túi” được cho mình nhiều kiến thức quan trọng để đảm bảo hoạt động vận tải diễn ra thuận lợi nhất.

Xem thêm: Các loại phí trong xuất nhập khẩu đường biển cho lô hàng FCL

Liên hệ

Xin vui lòng liên hệ với Lê Nguyễn để được tư vấn miễn phí:

Hotline: 0813892889

Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn

Gmail: thuytrinh10b@gmail.com

Facebook: www.facebook.com/www.lenguyentst.com.vn

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:

> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển

> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không

> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS

> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu

> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng

> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng