lenguyentst.com.vn
ARR

Mã loại hình nhập khẩu A11, A12 là gì, khác nhau chỗ nào?

Thông thường, khi muốn xuất nhập khẩu hàng hóa tại hải quan, các doanh nghiệp phải làm thủ tục xuất nhập khẩu. Trong đó, việc chọn mã loại hình xuất nhập khẩu là một trong những tiêu chí quan trọng mà bạn buộc phải kê khai trong tờ khai hải quan.

Tuy nhiên, do có quá nhiều mã loại hình xuất nhập khẩu khác nhau, mà mỗi mã lại có từng quy định và mục đích sử dụng riêng khiến không ít người phân vân, không biết nên chọn mã loại hình nào phù hợp. Chỉ cần khai sai hoặc nhầm lẫn trong quá trình khai mã loại hình xuất nhập khẩu, thì tờ khai hải quan của bạn sẽ bị hủy. Từ đó, ảnh hưởng đến cả quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của cả một doanh nghiệp. 

Tại Việt Nam, hai mã loại hình được phần đa các doanh nghiệp sử dụng để nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài là mã loại hình A11 và A12. Vậy mã loại hình A11 và A12 là gì? Và cần lưu ý những gì để có thể xác định và sử dụng đúng hai mã loại hình trên? Bây giờ hãy cùng Lê Nguyễn Logistics tìm hiểu rõ hơn nhé!

Mã loại hình nhập khẩu A11, A12

Hiện nay, việc xác định và hướng dẫn sử dụng các mã loại hình xuất nhập khẩu đều dựa trên 2 văn bản pháp luật đã được Tổng cục Hải quan công bố, gồm:

  • Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2021 về nội dung ban hành bảng mã loại hình xuất nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng các mã loại hình. 
  • Công văn số 4032/TCHQ- GSQL ngày 16/8/2021 hướng dẫn sử dụng cụ thể từng mã loại hình.

Từ sau khi có văn bản pháp luật cụ thể, mã loại hình được chia thành 16 loại hình xuất khẩu và 24 loại hình nhập khẩu. Đối với các hàng hóa nhập khẩu kinh doanh dành cho doanh nghiệp thì mã loại hình nhập khẩu A11 và A12 được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, để có thể xác định đúng mã loại hình nhập khẩu của bạn có thuộc một trong hai cái trên không, bạn cần xác định rõ hai tiêu chí:

  • Nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp như thế nào
  • Doanh nghiệp của bạn thuộc loại hình nào

Việc xác định đúng hai tiêu chí và lựa chọn được mã loại hình xuất nhập khẩu phù hợp cho doanh nghiệp khi thực hiện khai báo hải quan. Vì thời hạn làm thủ tục hải quan có thể lên đến 15 ngày nên am hiểu các mã cũng sẽ giúp quá trình xuất nhập khẩu thuận tiện, đúng quy trình, tiết kiệm nhiều thời gian cho doanh nghiệp hơn.

Sự giống và khác nhau về mã loại hình A11 và A12

Mã loại hình A11 và A12 tuy có sự khác biệt , thế nhưng 2 mã loại hình này có điểm chung cơ bản đó là hai mã đều được mở ở mọi địa điểm xuất nhập khẩu, kể cả tại Chi cục Hải quan cửa khẩu hay ngoài cửa khẩu nếu hàng hóa nhập khẩu dùng để kinh doanh tiêu dùng và kinh doanh sản xuất.

Mã loại hình A11 là gì? Mục đích sử dụng

Mã loại hình A11 là mã dùng để nhập kinh doanh tiêu dùng. Mã này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh và tiêu dùng, bao gồm:

  • Hàng hóa là hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu
  • Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về
  • Nhập khẩu hàng hóa từ khu doanh nghiệp chế xuất, và khu phi thuế quan
  • Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ

Lưu ý, mã loại hình nhập khẩu A11 chỉ sử dụng khi doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp Việt Nam. Đây là những doanh nghiệp được thành lập và có trụ sở tại Việt Nam, các doanh nghiệp này phải tuân thủ và hoạt động dựa trên quy định và pháp luật của Việt Nam. Đặc biệt, doanh nghiệp này phải có chủ sở hữu phải là người có quốc tịch Việt Nam, nguồn vốn của doanh nghiệp này thường là 100% vốn trong nước, không có sự tham gia vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.

loai-hinh-A11
Mã loại hình A11 dùng để nhập khẩu hàng kinh doanh tiêu dùng

Vậy có loại hình doanh nghiệp nào khác có thể sử dụng mã A11 không?

Theo công văn số 1478/TCHQ-GSQL đã có những hướng dẫn bổ sung cho loại hình doanh nghiệp FDI có thể sử dụng mã A11, với điều kiện:

  • Nếu doanh nghiệp FDI nhập khẩu hàng hóa đã có giấy chứng nhận đăng kí theo quyền nhập khẩu có thể sử dụng mã A11 thay vì mã A41.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài (không phải là doanh nghiệp chế xuất) nhập khẩu hàng hóa không nhằm mục đích kinh doanh thương mại mà chỉ sử dụng trong doanh nghiệp cũng sẽ được áp dụng mã A11.

 Vì vậy, khi chọn mã A11, bạn nhớ lưu ý loại hình doanh nghiệp của mình và nhập khẩu hàng hóa với mục đích phù hợp nhé!

Mã loại hình A12 là gì? Mục đích sử dụng

Điểm khác biệt của mã A12 so với mã A11 ở chỗ đây là mã dùng để nhập kinh doanh sản xuất. A12 được sử dụng với điều kiện doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc và thiết bị để đưa vào sản xuất nhằm hoàn thiện hoặc tạo ra một sản phẩm mới (bao gồm cả những hàng hóa được nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng). Khi chọn mã loại hình nhập khẩu A12 bạn cần lưu ý hàng hóa nhập khẩu phải từ những nguồn sau: 

  • Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài;
  • Nhập khẩu trực tiếp từ các khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất;
  • Hàng hóa nhập khẩu tại chỗ (trừ các mặt hàng gia công, sản xuất xuất khẩu và doanh nghiệp chế xuất trong khu phi thuế quan);
  • Nhập khẩu hàng hóa theo hình thức thu mua tài chính;

Mã loại hình nhập khẩu A12 sử dụng cho cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Như vậy, mã A12 là mã loại hình phù hợp đối với hầu hết các loại hình doanh nghiệp có mặt tại Việt Nam. Dù là doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp FDI nếu đều nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị, và máy móc để phục vụ mục đích sản xuất trong nước sẽ sử dụng mã A12 như nhau.

ma-loai-hinh-A12
Mã A12 có đôi chút khác biệt so với A11

Vướng mắc khi xác định sử dụng mã A11 và A12

Mặc dù đã có những quy định về việc sử dụng mã A11 và A12 với những mục đích khác nhau, nhưng vẫn sẽ có những hàng hóa đáp ứng được 2 mục đích trên, khiến doanh nghiệp  đặc thù rơi vào vướng mắc không biết nên chọn mã nào. Ví dụ, những doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, hóa chất, sắt thép,… với số lượng lớn để vừa phục vụ sản xuất trong doanh nghiệp và vừa để phân phối ra thị trường thì việc phân chia để xác định từng mã sẽ gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và Hải quan.

Đối với trường hợp trên, các doanh nghiệp chỉ cần chọn 1 trong 2 mã A11 hoặc A12 để khai báo, đồng thời doanh nghiệp sẽ ghi chú trên tờ khai số lượng hoàng hóa dự kiến sẽ sử dụng vào sản xuất và thương mại là bao nhiêu.

Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhưng lại thay đổi mục đích sử dụng như từ kinh doanh sang tiêu dùng hoặc ngược lại, nhưng hàng hóa nhập khẩu vẫn không có sự thay đổi về mặt chính sách thuế quan và chính sách hàng hóa thì doanh nghiệp không cần phải khai thay đổi mã.

Như vậy, qua những thông tin về hai mã loại hình nhập khẩu A11 và A12 đã chia sẻ ở trên, hi vọng bạn và doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng xác định được mã loại hình phù hợp nhé!

Xem thêm: Tìm hiểu mã G21, G22, G23, G24, G51, G61 là loại hình gì?

Liên hệ

Hotline/ Zalo: 0813892889

Address: 131/6 Đường số 8, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn

Gmail: thuytrinh10b@gmail.com

CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:

> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển

> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không

> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS

> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu

> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng

> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng