Hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước phải chịu rất nhiều quy định của hải quan ở cảng đến để nhà nhập khẩu (người mua hàng hóa của Việt Nam) có thể làm thủ tục để thông quan lô hàng. Vậy tại sao phải hun trùng hàng hóa xuất khẩu? Quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của Lê Nguyễn Logistics để tham khảo thêm thông tin.
1. Hun trùng hàng hóa xuất khẩu là gì?
Hun trùng tiếng anh là Fumigation, đât là việc sử dụng các hóa chất theo quy định để loại bỏ các loại côn trùng hàng hóa. Các loại hàng hóa sau khi hun trùng đạt chuẩn thường được cấp giấy chứng thư hun trùng ( Certificate Of Fumigation).
Hun trùng hàng xuất khẩu là biện pháp thường được sử dụng để loại bỏ các loại côn trùng có trong hàng hóa, container vận chuyển. Hun trùng có tác dụng làm sạch các khoang tầu, hàng có sử dụng bao bì, kệ bằng giấy hoặc gỗ hay các thùng bằng gỗ trở nên sạch, tránh bị ô nhiễm, … trong khi vận chuyển hàng hóa.
Hun trùng là một trong những quy định bắt buộc phải có để có thể hoàn thành thủ tục thông quan lô hàng đưa đến đơn vị nhập khẩu.
2. Vì sao phải hun trùng hàng hóa xuất khẩu?
2.1. Do yêu cầu của Người nhập khẩu
Một số nhà nhập khẩu tuy nhà nước không có quy định bắt buộc phải hun trùng. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa, đảm bảo không có sinh vật ngoại lai xâm nhập kho hàng của họ. Nên một số nhà nhập khẩu sẽ yêu cầu phải hun trùng hàng hóa của họ.
2.2. Do yêu cầu của Nước nhập khẩu
Có rất nhiều quốc gia đã đưa ra luật bắt buộc hàng hóa trước khi được đưa vào nước họ phải được hun trùng trước. Việc này nhằm mục đích ngăn chặn sự xâm nhập của các loại đồng vật, côn trùng vào nước họ. Ngăn chặn dịch bệnh có thể xảy ra. Một số quốc gia bắt buộc phải hun trùng hàng hóa khi nhập khẩu bao gồm: Úc, Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
2.3. Do đặc tính hàng hóa dễ bị côn trùng xâm hại
Một số mặt hàng nhạy cảm có nguy cơ bị các loại côn trùng, động vật gặm nhấm xâm hại như: Thương thực, thực phẩm, gỗ, sản phẩm từ gỗ, hàng may mặc. Để đảm bảo hàng hóa có thể giao đến cho người nhận hàng đúng chất lượng thì một số Nhà xuất khẩu sẽ chủ động hun trùng hàng hóa.
3. Phương pháp hun trùng hàng hóa
- Đối với hàng lẻ thì phun hóa chất trực tiếp lên kiện hàng.
- Đối với hàng nguyên container thì có thể bơm hóa chất dạng khí vào bên trong container và ủ đến khi hàng hóa đến nước nhập khẩu.
4. Những lỗi thường mắc khi hun trùng hàng hóa
4.1. Hàng hóa không được hun trùng
- Người nhập khẩu không có yêu cầu
- Người xuất khẩu quên không hun trùng
- Đơn vị dịch vụ quên không hun trùng hàng hóa
- Tài xế quên không đưa hàng đến địa điểm hun trùng
Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến không hun trùng là do “ QUÊN”. Để khắc phục được tình trạng này cần phải có quy trình rõ ràng, giao nhiệm vụ cho từng khâu cụ thể.
4.2. Hàng hóa hun trùng sai hóa chất
Việc sử dụng sai hóa chất có thể dẫn tới chất lượng của việc hun trùng không đạt được như kỳ vọng. Hoặc không đúng với quy định về loại hóa chất của nước nhập khẩu. Để khắc phục được điểm này thì cần phải kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiến hành hun trùng. Cần có sự xác nhận từ người điều phối hun trùng đến kỹ thuật viên tiến hành hun trùng. Sau khi tiến hành hun trùng xong thì cần có sự xác nhận lại giữa công nhân hun trùng và người điều phối.
4.3. Hun trùng hàng hóa không đúng kỹ thuật, chất lượng kém
Tình trạng này xảy ra thường là do chất lượng loại hóa chất được sử dụng. Hoặc do công nhân hun trùng không mẫn cán làm việc “qua loa, đại khái . Để khác phục được lỗi này thì cần phải sử dụng đơn vị dịch vụ chất lượng, có chuyên môn cao và nhiệt huyết tận tâm.
4.4. Chứng thư không được chấp nhận
Chứng thư không được chấp nhận chủ yếu là do những nguyên nhân như:
- Sai form mẫu, sai nội dung thông tin trên chứng thư
- Chứng thư không được đóng dấu hoặc ký của đơn vị cấp
- Chứng thư bị rách hoặc hư nặng. các nội dung trên chứng thư bị mở không thể đọc được.
Để khắc phục được điểm này cần phải kiểm tra cần phải kiểm tra cẩn thận chứng từ trước khi được gửi đi cho người nhập khẩu.
Hãy liên lạc ngay với Lê Nguyễn Logistics: 0813892889, nếu bạn muốn được tư vấn về thuế xuất nhập khẩu hoặc thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa hay để nhận báo giá, dự toán thời gian vận chuyển.
Có thể bạn quan tâm: