Trong những năm gần đây mặc dù doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cải tiến nhằm tiết giảm chi phí Logisitcs, nhưng mức chi phí của ngành này vẫn ở mức cao so với thế giới, hiện đang chiếm 25 – 30% GDP của cả nước. Điều này cho thấy hoạt động Logistics của Việt Nam chưa thực sự hiệu quả, chưa bắt kịp với sự phát triển của kỹ thuật vận hành Logistics trên thế giới.
Vì vậy, cắt giảm chi phí Logistics là yếu tố cốt lõi phát triển ngành Logistics nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Để góp phần thắt chặt chi phí triển khai hoạt động logistics không thể thiếu Cross Docking. Đây là một nhân tố hứa hẹn tận dụng chi phí logistics để sinh lời cho doanh nghiệp, giảm các chi phí liên quan đến lưu kho hàng hóa.
Vậy Cross Docking là gì và đang được ứng dụng như thế nào trong ngành logistics?
1. Cross Docking là gì?
Cross Docking là một kĩ thuật logistics nhằm loại bỏ chức năng lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng, mà vẫn cho phép thực hiện các chức năng tiếp nhận và gửi hàng.
Lưu trữ và thu gom đơn hàng là hai chức năng tốn kém nhất trong 4 chức năng chính của hoạt động kho hàng (cùng với chức năng tiếp nhận hàng và gửi hàng) do đi kèm chi phí bảo quản, lưu trữ hàng hóa và chi phí lao động.
Với kỹ thuật Cross Docking, hàng sau khi được tiếp nhận sẽ không phải qua bước lưu trữ trung gian, mà sẽ từ các trailer đến được chuyển sang các trailer đi đến nơi cần gửi, và những lô hàng chỉ mất một ngày hoặc thậm chí dưới 1 giờ tại Cross Dock trước khi được chuyển đi.
Cross Dock là một cơ sở điều phối có vai trò phân loại và tập hợp hàng hóa của nhiều trailer đầu vào khác nhau sang những trailer đầu ra khác di chuyển đến nơi tiêu thụ (cửa hàng bán lẻ, nhà máy sản xuất hoặc thậm chí một Cross Dock khác).
Có thể hiểu một cách đơn giản rằng, đối với cách vận chuyển có lưu trữ hàng tại kho, các lô hàng được nhà cung cấp chuyên chở đến nhà kho và chờ được thông qua để tiếp tục đi đến nơi tiêu thụ, hoặc các kho trung chuyển khác.
Đối với Cross Docking, hàng hóa sẽ theo trailer xuất phát từ nơi sản xuất đến trung tâm điều phối. Tại đây, nhân viên sẽ phân loại hàng dựa theo đơn hàng của từng nơi nhận hàng (thông thường một nơi nhận hàng yêu cầu nhiều loại hàng từ nhiều nhà sản xuất khác nhau), sau đó hàng đã được xử lý và gom nhóm lại sẽ theo trailer khác đến nơi tiêu thụ.
2. Điều gì làm cho Cross Docking khác với kho hàng truyền thống?
Trong mô hình truyền thống, các kho duy trì lượng hàng cho đến khi có đơn hàng của khách, sau đó các sản phẩm được chọn, đóng gói và chuyển đi. Khi các đơn hàng bổ sung đến kho, chúng được lưu trữ cho đến khi khách hàng được xác định. Trong mô hình Cross Docking, khách hàng được biết trước về sản phẩm đến kho và sản phẩm này không có nhu cầu để lưu trữ.
Vậy điều đó có nghĩa rằng trong mô hình Cross Docking, khách hàng (một cửa hàng bán lẻ chẳng hạn) phải đợi thêm thời gian cho việc vận chuyển hàng hóa đến kho? Đúng, nhưng việc vận chuyển này phải tuân theo một lịch trình giao hàng chắc chắn và nghiêm ngặt để bù đắp bất cứ sự không chắc chắn nào liên quan việc đến kéo dài lead time (trong trường hợp này lead time là thời gian từ lúc khách đặt hàng/ hoặc từ lúc doanh nghiệp triển khai đơn hàng cho đến khi giao hàng đến tay khách hàng).
Trái lại, nếu Cross Docking khi được thực hiện đúng sẽ cho phép các công ty loại bỏ chi phí tồn kho và giảm chi phí vận chuyển đồng thời cùng một lúc.
3. Lợi ích của Cross Docking đối với hoạt động logistics
Kỹ thuật này mang đến nhiều lợi ích trên nhiều khía cạnh như:
Chi phí cho việc bảo quản, lưu trữ hàng hóa tại các kho hàng có thể được cắt giảm đáng kể nhờ áp dụng kĩ thuật Cross Docking.
Giúp loại bỏ những công đoạn lưu trữ hàng trung gian và giảm thiểu chi phí logistics.
Thúc đẩy hàng hóa lưu thông nhanh chóng và duy trì được chất lượng sản phẩm đối với những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn.
Đối với doanh nghiệp vận tải chuyên chở hàng nhỏ hoặc nhà bán lẻ, phần lớn các lô hàng họ nhận được từ nhà cung cấp đều thông qua dịch vụ vận tải không đầy xe (LTL – Less Than truckLoad) do hàng được vận chuyển có quy mô nhỏ lẻ và không thể lấp đầy hoàn toàn tải trọng của trailer.
Điều này khiến chi phí vận tải đầu vào tăng đáng kể do tăng số lượng phương tiện vận chuyển, giá xăng dầu, chi phí bảo dưỡng… Cross Docking sẽ tối ưu hóa việc phân bổ ngân sách của doanh nghiệp trong hoạt động logistics, tận dụng các phương tiện vận tải và tránh tình trạng lãng phí thời gian và tải trọng của xe trong quá trình vận chuyển.
4. Những mặt hàng có thể được áp dụng Cross Docking
Hàng dễ hỏng cần được giao tức thì.
Những mặt hàng cao cấp không cần được giám sát chất lượng trong suốt quá trình chuyển hàng.
Những sản phẩm được gắn thẻ (mã vạch, RFID) hoặc sẵn sàng mang ra bán cho khách hàng.
Những mặt hàng khuyến mãi hoặc đang được tung ra thị trường.
Các sản phẩm bán lẻ chủ lực bình ổn về nhu cầu hoặc biến động thấp.
Những đơn đặt hàng được chọn trước, đóng gói hoàn chỉnh từ một nhà máy sản xuất hoặc kho hàng.
Nhìn thấy những tiện ích của Cross docking, các doanh nghiệp nên triển khai mô hình này, giúp cải thiện thời gian cho việc giao hàng, đảm bảo an toàn cho hàng hóa được chuyển và giảm thiểu tối đa chi phí logistics.
Trên đây là những phân tích về Cross Docking, hy vọng những chi sẻ này của Lê Nguyễn Logistics sẽ hữu ích với bạn!
Hàng tồn kho là gì? Các hoạt động trong quản trị hàng tồn kho!
Điều khoản tên hàng và số lượng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Liên hệ
Hotline/ Zalo: 0813892889
Address: 131/6 Đường số 8, P. Linh Xuân, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS
> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng