Phụ phí CIC (Container Imbalance Charge) là một khái niệm phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu và logistics. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ về lý do và cách tính phí này, thậm chí nhầm lẫn với các phụ phí vận chuyển khác.
Trong bài viết này, Lê Nguyễn Logistics sẽ nêu rõ khái niệm CIC là phí gì, cách tính phí CIC vào thuế, và các vấn đề khác liên quan. Cùng tham khảo ngay nhé!
1. CIC là phí gì?
Đây là một phụ phí nhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng về số lượng container rỗng giữa các khu vực/quốc gia khác nhau.
Một ví dụ cụ thể là Việt Nam, một nước nhập siêu, thường nhập khẩu một lượng lớn hàng hóa từ Trung Quốc. Do đó, Việt Nam thường có sự dư thừa vỏ container rỗng, trong khi ở Trung Quốc lại thiếu vỏ container để đóng hàng. Để giải quyết tình trạng này, các hãng tàu buộc phải vận chuyển các vỏ container rỗng trở về Trung Quốc và thu phí CIC từ các doanh nghiệp đã sử dụng xong các vỏ container rỗng này.
Như vậy, chính vì việc điều chuyển container rỗng từ nơi không có nhu cầu, tới nơi có nhu cầu gây phát sinh chi phí cho hãng tàu. Cho nên, các hãng tàu áp dụng phụ phí CIC như một cách để bù đắp chi phí này và có thể coi đó là một phần của phí container tổng thể.
Lưu ý: Phí CIC sẽ được áp dụng tuỳ thuộc vào tình trạng mất cân bằng về số lượng container tại từng thời điểm. Tất nhiên, cũng có những trường hợp khi số lượng container đã cân bằng, hãng tàu sẽ không thu phí CIC.
Hiện nay, mức phí CIC dao động trong khoảng từ 85 USD/cont 20 feet đến 170 USD/cont 40 feet, và cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể.
Xem thêm: Phụ phí THC là gì? Mức thu phí THC áp dụng tại Việt Nam
2. Khi nào thì phát sinh phí CIC
Phí CIC sẽ được áp dụng trong các trường hợp cụ thể và có mức phí nhất định cho mỗi container. Thông thường, phí CIC chỉ áp dụng trên một số tuyến vận tải, đặc biệt là các tuyến nhập khẩu từ các quốc gia Châu Á (ngoại trừ Nhật) – những quốc gia xuất siêu.
Bởi vì những nước này thường thiếu hụt container để đóng hàng trong một số thời điểm nhất định trong năm. Trong đó, cuối năm là thời điểm có hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế sôi động, vì vậy đây cũng là khoản thời gian phát sinh nhiều phụ phí CIC nhất.
3. Ai sẽ là người chịu phí CIC?
Thông thường, phí CIC được tính vào cước vận tải và thu từ người gửi hàng (shipper) hoặc người nhận hàng (consignee), tùy thuộc vào hợp đồng thỏa thuận. Trong quá trình đóng hàng xuất khẩu, nếu thiếu container, các hãng tàu sẽ phải chuyển container rỗng từ nơi khác về và phát sinh phí vận chuyển là phí CIC. Phí CIC có thể phát sinh trước khi quá trình đóng hàng bắt đầu và trước khi hàng hóa đến cảng nhập khẩu đầu tiên. Hơn nữa, phí CIC cũng được ghi trong hợp đồng vận tải với hãng tàu.
Nếu phí CIC phát sinh sau khi hàng hóa đến cảng nhập khẩu đầu tiên thì bên mua hàng hoặc bên nhập khẩu sẽ là người chịu phí CIC . Đó là bởi vì container rỗng đã được trả về và hãng tàu sẽ thu thêm phí CIC nhằm chuyển các container rỗng đến nơi khác có nhu cầu sử dụng.
Một cách hiểu đơn giản là sau khi hoàn thành quá trình nhập khẩu hàng hóa, các nước nhập khẩu sẽ không đợi đến khi có hàng để đóng vào cái cont rỗng này, mà sẽ trực tiếp chuyển các container rỗng trở về nước xuất khẩu. Do đó, người mua hàng sẽ chịu phí CIC cho trường hợp này.
4. Điều kiện để cộng phụ phí CIC
- Phụ phí CIC được thanh toán bởi người mua và không được tính vào trị giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán.
- Phụ phí này liên quan đến hàng hóa nhập khẩu
- Có số liệu khách quan, định lượng được và phù hợp với các chứng từ liên quan.
Xem thêm: Local Charge Là Gì? Các Phí Local Charge Thường Gặp
5. Cách tính phí CIC vào trị giá tính thuế
Nếu phụ phí CIC liên quan đến vận chuyển hàng hoá nhập khẩu và được xem là khoản điều chỉnh phí cộng, thì phải được tính vào trị giá của hàng hoá. Trong trường hợp phụ phí CIC được coi là một phần của trị giá hàng nhập khẩu, việc xác định trị giá sẽ tuân theo quy định của văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Hiện nay, việc xác định trị giá hải quan và tính thuế xuất nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 5/6/2018.
Trên đây là những thông tin mà Lê Nguyễn Logistics muốn gửi đến các bạn để trả lời cho câu hỏi phí CIC là gì. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.
Xin vui lòng liên hệ với Lê Nguyễn để được tư vấn miễn phí:
Hotline: 0813892889
Email: thuytrinh@lenguyentst.com.vn
Gmail: thuytrinh10b@gmail.com
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LÊ NGUYỄN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
> Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
> Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS
> Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
> Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
> Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng